Tiếp theo Ngọn đèn không tắt, Giao Thừa, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác vẫn là những câu chuyện về những thân phận con người với cái nhìn đau đáu xót xa dưới ngòi bút của cây viết trẻ Nguyễn Ngọc Tư.
Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam, được biết đến nhiều nhất bởi tập truyện gây tranh cãi mang tên Cánh đồng bất tận. Tập truyện, dù vậy, đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 và truyện ngắn Cánh đồng bất tận được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên đạo diễn bởi Nguyễn Phan Quang Bình năm 2010. Hiện cô đang sinh sống và công tác ở Đầm Dơi, Cà Mau.
Tác phẩm Ngọn đèn không tắt (2000) Ông ngoại (2001) Biển người mênh mông (2003) Giao thừa (tập truyện ngắn, 2003, tái bản 2012) Nước chảy mây trôi (tập truyện ngắn và ký, 2004) Cái nhìn khắc khoải Đau gì như thể (truyện ngắn-giải ba cuộc thi truyện ngắn của báo văn nghệ năm 2004-2005) Sống chậm thời @ (tản văn, 2006) - đồng tác giả với Lê Thiếu Nhơn Sầu trên đỉnh Puvan (2007) Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện ngắn, 2005) Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn, 2005) Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (tạp bút, 2005) Ngày mai của những ngày mai (tạp bút, 2007) Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn, 2008) Biển của mỗi người (tạp bút, 2008) Yêu người ngóng núi (tản văn, 2009) Khói trời lộng lẫy (tập truyện ngắn, 2010) Gáy người thì lạnh (tản văn, 2012) Bánh trái mùa xưa (2012) Sông (tiểu thuyết, 2012) Chấm (thơ, 2013) Đảo (tập truyện ngắn, 2014) Trầm tích (tập truyện ngắn, 2014), ra chung với Huệ Minh, Lê Thuý Bảo Nhi, Thi Nguyễn. Đong tấm lòng (gồm hơn 30 tản văn), Nhà xuất bản Trẻ, 2015 Không ai qua sông (tập truyện ngắn, 2016) Cố định một đám mây (tập truyện ngắn, 2018)
Gió lẻ thổi từng cọng, luồn vào sự buồn, cái khổ, và nỗi cô đơn. Bằng vài ba địa danh hững hờ lặp lại, như Thổ Sầu, như Puvan, gió băng qua gom những con người chơi vơi đang đeo mang những gánh đời nặng trĩu lại, chất chồng lên nhau, thốc bời bời. • Ở vài khúc rẽ, như trên chuyến xe đường dài lịch xịch ba con người đứt rễ, gió tao tác rợn người. Cuộc đi chờn vờn bên rìa cuộc sống, thảy ba con người đó vào vũng sương bên mép vực, vọng vang sợi khổ ải tận tim, cùng ngày mai mờ căm, xám đậm. Họ bị những cọng gió quẩn chân, ràng rịt. • Gió đôi lúc là những niềm đau, nghe gió thổi để lòng thắt quặn. Gió thảng hoặc nạy lên vài cục quá khứ xưa xa, nơi mất mát, bàng hoàng, câm nín thờ ơ trồi dậy, đắng đót tựa tiếng than chua lét chua lè của bà già kia: "trời đất ơi, kiếp người sao mau như nấu gói mì tôm vậy...?" • Nghe mau vậy, chứ sống cực dữ lắm.
Văn chương của Nguyễn Ngọc Tư đẹp và buồn, ai cũng biết rồi, mình không cần nói lại.
Những câu chuyện buồn, nửa chừng, chưng hửng, tưởng như ngơ ngác, tường chừng ngoắc ngoải.
Ấn tượng với chuyện "Sầu trên đỉnh Puvan". Nào có đâu Lời nguyền giết chóc, bông hoa giết người, chỉ là người ta đối diện với sự rỗng tếch, hoang hoải của chính lòng mình thôi.
Rồi khi đọc tới chuyện "Gió lẻ", có cái gì như rưng rưng, như thút thít, lặng đi theo từng con chữ. Những con gió lẻ, được xé ra từ hàng con gió bầy, nhẹ lướt lên da thịt người, rờn rợn như chiếc ma hoang vừa sờ qua. Những con gió lẻ như những phận người, rong ruổi đường trường, tạm bợ và vô định. Mỗi phận người là một nỗi buồn riêng, hằn sâu, tức tưởi. Đọc mà muốn nát tan.
Không ngại ngần khi nói đây là cuốn sách xuất sắc nhất của Nguyễn Ngọc Tư trong số những tác phẩm của chị mà mình từng đọc. Mỗi câu chuyện đều có những đớn đau khác nhau, càng đớn đau lại càng lộng lẫy, càng lộng lẫy lại càng ám ảnh đến kinh người. Hời ơi, một sớm chớm mùa đông cuối năm mà đọc phải cuốn sách này, cảm thấy như có trăm ngàn mảnh gió lẻ tràn thốc vào lòng… Mình thích nhất là cậu bé Sói trong câu chuyện Ấu thơ tươi đẹp và cô gái câm lặng không tên trong Gió lẻ. Núi lở và Sầu trên đỉnh Puvan thì hẳn là 2 nốt trầm kéo trái tim mình chùng xuống rất sâu và rất lâu. Nói tóm lại thì đây đúng là một tác phẩm xuất sắc rất đáng đọc.
mình rất thích những gì buồn, vì có những nỗi buồn rất đẹp, và buồn thì làm người ta nhớ lâu hơn là vui. quyển này buồn, và đúng là mình có thích, nhưng cái thích đó như là không ghét làm tròn, vì buồn trong này có gì đó hơi kịch, nói thế nào nhỉ, ngoại trừ chuyện “gió lẻ” thì những câu chuyện còn lại hơi thiếu tự nhiên. với mình thì “tự nhiên” có nghĩa là viết ra một câu chuyện, như chính câu chuyện muốn viết mình vậy thôi -> người đọc đọc và tự họ quyết định cảm xúc của mình. phần lớn những câu chuyện trong này tạo cho mình cảm giác ngược lại, cảm xúc của độc giả được quyết định từ trước đó, rồi câu chuyện mới được viết theo sau. nên là.. huhu, thôi chắc là hôm nào mình sẽ sắp xếp lại những gì mình muốn nói rồi viết lại một cái review đàng hoàng hơn vậy ; v ;
Vẫn là những chuyến đi bất tận cùng vs Nguyễn Ngọc Tư ở Miền Tây, với những Đầm Sầu, Thổ Sầu, Puvan hay vài cung đường ko tên, giống như một người du khách theo "gió lẻ" mà đi, mà nh��n, mà nghe. Buồn bã, hoang dã, nhàu nhĩ, ẩm ướt, y như những trận mưa miền nam, cuốn sách ko làm mình thấy bình lặng như "đong tấm lòng" mà làm đầu óc mình quay cuồng và suy nghĩ. vẫn là sex là bụi bặn là mưa nhưng ở đây ám ảnh với nhiều khuôn mặt hơn cánh đồng bất tận; Vẫn thix cách viết của chị, dản dị nhiều trải nghiệm.
Lần nào cũng vậy, mỗi khi đọc xong truyện của Tư là lại ngồi thẩn thờ buồn, viết gì mà buồn giữ vậy kìa, nội tên của nhân vật thôi đã nghe rầu rồi chứ chưa cần kể đến cuộc đời của họ, một đời quanh co, lẫn quẩn, cái buồn nhuộm đẫm cả bộ truyền, từ hàng lau, ngọn cỏ, vuông tôm ngay cả cái bìa sách cũng mau cái màu gì đó buồn buồn.
Đọc chị Tư bao giờ cũng buồn, cái buồn man mác, cứ như cắt vào da từng vết nhỏ nhỏ nhưng vẫn đau, vẫn day dứt như bình thường. Con đường nào cũng là con đường dẫn tới hạnh phúc và con đường nào cũng là con đường dẫn tới khổ đau, mọi thứ cứ đan xen chồng chéo lên nhau, lẫn lộn như tâm trạng của từng nhân vật vậy. Gió lẻ ám ảnh quá!
Chuyện của cô Tư lúc nào cũng có cảm giác buồn man mác nhưng lại không thể không đọc được. Mỗi câu chuyện là một mảnh đời của những con người miền quê với chất liệu ngôn từ và hình ảnh mộc mạc. Đặc biệt, mình nghe audio sách sau khi đọc truyện chữ và chất giọng miền Nam của người đọc làm cho các câu chuyện không những gần gũi mà còn thấm buồn hơn.
Lại là những câu chuyện buồn nẫu ruột. Người ta cứ lang thang cả đời mà không biết bản thân tìm kiếm điều gì. Họ cứ đi. Vì nghĩ mình sẽ tìm thấy gì đó. (Hay để quên gì đó?) Nhưng cảm giác mấy câu chuyện lần này bớt hay hơn. Không biết là do mình đã ngán giọng văn cô Tư vì đọc nhiều quá. Hay bản thân câu chuyện nhạt đi thật. Có quan trọng không?
Rất lâu rồi sau Cánh đồng bất tận tui không đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư vì sợ cái buồn, ám ảnh bởi cái kết nghẹn lời. Cũng chừng 10 năm tui mới mua lại cuốn truyện ngắn Gió lẻ và các câu chuyện ngắn này, vẫn có cảm giác như ngày nào, buồn và ám ảnh. Khuyến cáo cho những ai chán đời mất niềm tin vào cuộc sống đừng nên đọc, lỡ rồi chắc không thấy lối về nữa.
Tuyển tập những truyện ngắn là những lát cắt của cuộc sống, những mảnh đời éo le, đáng thương của đời trẻ thơ, số phận phụ nữ. Thích cách miêu tả cảnh sắc mộc mạc gần gũi, nhưng thoáng cái buồn man mác của tác giả.
Truyện Nguyễn Ngọc Tư phải đọc lúc đầu óc tập trung, hoặc là nhớ nhà, hoặc là thất tình =)) đọc cuốn này lúc đầu mình bay bay nên không cảm được hết ý đồ của cô Tư. Có ngày nào phải đọc lại mới được.
Nhớ hồi xưa còn đi học để dành tiền mua cuốn này xong trong giờ học văn để dưới ngăn bàn đọc lén. Xong thằng bạn cùng bàn thấy cũng ghiền nên đem cuốn Cánh đống bất tận cho nó mượn. Xong bị cô giáo bắt. Mà cô la có mỗi mình nó.
Táo bạo, khác biệt, xoáy vào những cái rất quen, vì chẳng ai nói ra. Tuy nhiên rất cần trigger warning : có thể khơi gợi cảm xúc tiêu cực để người đọc chọn lọc.
Lồng vào những mẩu chuyện nhỏ là từng mảnh đời thường khiến ta day dứt khôn nguôi. Từng lời nói, suy nghĩ miên man, từng miếng đời vô định, nội tâm dằn xé, kêu gào của đời người trong mơ hồ, luẩn quẩn, bế tắc. Mỗi câu chữ dưới bàn tay nhào nặn của NNT đã đưa ta phiêu bạt qua những cảm giác tuy nhanh chóng nhưng để lại những ngao ngán, cay cay, bứt rứt. Giông tố qua đi nhưng chắc gì trong tâm can con người ta đã lặng hay là vẫn ngậm ngùi, tủi khổ, nuốt tất cả vào trong cái nỗi niềm ấy. Thổ Sầu..
Vẫn là màu văn đặc trưng của chị Tư: buồn heo hắt. Mình đã phải đi miền Tây thử để xem sao nơi đây lại là nguồn cảm hứng vô tận cho những câu chuyện nẫu ruột của chị và có lẽ hiểu được phần nào. Miền Tây đẹp dịu dàng, thời tiết êm ả và trong xanh. Nhưng ẩn sau bức tranh đẹp này là hố đen trống rỗng. Nó chỉ hút người ta vào khoảng trong mênh mông không lối thoát. Và mình cũng chỉ cảm thấy thế, chứ chả biết vì sao lại như vậy...
Tôi thích đọc các thể loại khác của cô Tư (truyện vừa, truyện ngắn, tản văn) hơn hẳn Cánh đồng bất tận.
Riêng cuốn sách này, nó là cuốn hay nhứt của cô Tư, trong các cuốn đã đọc. Thật sự xuất sắc khi, cùng chỉ là một-đống-truyện-ngắn nhưng mỗi quyển sách của cô Tư có một màu vẻ khác nhau, mà hình như chưa khi nào làm tôi thất vọng.
Cũng có thể tôi nghĩ nó hay nhứt vì những truyện trong này tôi chưa từng đọc, chứ như Đảo thì đọc ở blog cổ rồi. (Hay thôi từ giờ ko đọc blog cổ nữa, để dành?)
Nếu được đặt tên cho cuốn sách, tôi sẽ chọn "Hoang Vu" hoặc "Vọng".
Vì cảm giác hoang hoải u mê của gió trải dài, trải suốt. Từ đỉnh Puvan với những bông hoa sầu, tới vùng đất Thổ Sầu có mảnh Đầm Sầu và cái chòi hoang đâu đâu. Một chỗ trên chuyến tàu với hành trình cố định qua năm tháng. Ngọn núi Ba Bảy Hai Mốt qua một đêm biến thành Hai Bảy Mười Bốn. Những khu chợ cũ những xóm làng không nhớ tên. (Nhưng ngay cả ngôi nhà này, mảnh vườn kia - chắc gì đã thân thuộc hơn?)
Và sách có thể đặt tên "Vọng", vì những nhân vật bấu víu vào những ước vọng, những nỗi niềm ZYX nào đó để còn muốn sống - qua ngày. Rồi một ngày chạm tới những ước vọng, tan biến những nỗi niềm. Như thế là buồn hay vui, là được hay mất?
Th���c ra, có lẽ, điều đó không quan trọng bằng việc khi đã xong xuôi với những ZYX ấy rồi, ta tiếp tục sống vì gì, sống để làm gì?
Chữ của tôi chỉ đến thế. Vui lòng đọc truyện của cô Tư để biết thêm chi tiết :)
Thích cách miêu tả, kể truyện của chị Tư nhất là cách so sánh và dẫn dắt vào vấn đề nhưng văn chị Tư buồn quá. Vì đời đã đủ buồn rồi, nên nhiều khi thấy ngột ngạt lắm khi đọc văn chị, đời người trong này còn u uất, uẩn khuất lắm. Cứ như một bản nhạc chỉ toàn nốt trầm.