What do you think?
Rate this book
320 pages, Hardcover
First published March 1, 2013
How Asia works (HAW) tìm hiểu vì sao những nước châu Á lại có sự khác nhau rõ rệt về những thành tựu phát triển kinh tế trong 2 thập niên 80s và 90s. Studwell chú trọng vào 9 nước Đông Á thuộc 2 vùng: Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trung Quốc được mang ra phân tích riêng vì đây là một nền kinh tế theo tác giả là đặc biệt. Việt Nam được bỏ qua vì mục đích “đơn giản hóa” nội dung của quyển sách. Mình thì nghĩ có nhiều lý do khách quan hơn là lý do chủ quan này. Để phân tích sự khác biệt của những nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, Studwell chủ yếu đào sâu các diễn biến lịch sử, chính trị, kinh tế của các nước này sau chiến tranh thế giới thứ II, đến những năm thập niên 90.
Studwell chỉ ra 3 bước cần thiết đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế:
• Cải cách ruộng đất để tái phân bố tài nguyên, việc làm. Bước này tạo động lực cho các cá thể để tối đa hóa sản lượng sản xuất. Theo đó, bản quốc được cung cấp đầy đủ lương thực để thúc đẩy tích lũy, tạo cơ hội xuất khẩu, chuẩn bị cho đầu tư dài hạn.
• Các chính sách kinh tế nên được áp dụng thích hợp để thúc đẩy đầu tư trực tiếp và bảo hộ các ngành công nghiệp. Theo đó, hiệu quả và năng suất của các ngành công nghiệp sẽ được nâng cao, thúc đẩy xuất khẩu. Bản quốc sẽ thu được các lợi ích kinh tế, kỹ thuật và nhân lực. Chính sách tài trợ và kỷ luật xuất khẩu (export discipline) được phân tích rất kỹ trong bước này.
• Thị trường tài chính và các nguồn vốn chủ yếu nên được quản lý chặt chẽ để phát huy lợi ích đồng bộ với mục đích kinh tế lâu dài của bản quốc. Ở các nước đã phát triển thì rất nhiều luật lệ dần dần được bãi bỏ (deregulation) trong thị trường tài chính. Nhưng Studwell đã chỉ ra rằng: ít nhất trong giai đoạn đầu ở các nước kém phát triển, thị trường tài chính phải được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước (thông qua ngân hàng trung ương, hạn chế quyền sở hữu trong các công ty tài chính) để giảm thiểu những đầu tư sai lầm và chắc chắn những mục đích kinh tế dài hạn sẽ được thực hiện.
HAW phần lớn phân tích chi tiết về lịch sử và cải cách kinh tế, chính trị, bối cảnh xã hội hơn là nền kinh tế thuần túy của 9 nước Đông Á. Điều này cũng đúng thôi, vì sự phát triển kinh tế bị ảnh hưởng rất nhiều từ những nhân tố trên. Nhưng đối với những bạn chỉ muốn đọc và hiểu các lý do, nguyên lý cần thiết để thúc đẩy kinh tế ở các nước kém phát triển, thì có khoảng 30% quyển sách là không thật sự cần thiết. Những phần này Studwell kể lại các chuyến đi th��c nghiệm của ông qua các quốc gia Đông Á để hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, và điều kiện kinh tế hiện tại ở các nước này. Nhưng nếu các bạn muốn đọc thật kỹ để hiểu từng đường tơ kẽ tóc của HAW và cũng muốn “du lịch” cùng Studwell thì HAW rất tuyệt vời.
M��nh đặc biệt thích phần ghi chú của tác giả ở cuối sách. Nó cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để hiểu thêm về những lập luận và nghiên cứu của Studwell. HAW là quyển sách hay cho những ai hứng thú về kinh tế nói chung và kinh tế đông Á nói riêng.
“Secondly, governments which have used one, two, three to develop in east Asia have frequently, and disingenuously, pretended that economic development is the only thing that defines the progress of a society. This stance is tied up with rhetoric about ‘Asian’ values, suggesting that ‘Asian’ (who are they?) people do want the same things as people in rich countries. This is rubbish. Economic development is only one part of a society’s development. The other parts, to do with freedom and the rights of the individual, are no less important. In China today, another government is claiming radical exceptionalism to justify deliberate institutional backwardness. China is putting off the creation of an independent legal system and more open, representative government until well after they are warranted. This is not what Chinese people want. It does not matter that you can afford a small car or a motorbike if your friend or relative disappears into one of the country’s extra-legal ‘black jails’. Nor does a new kitchen seem so pleasant if the food you eat in it is poisoned for lack of environmental controls or by the addition of some low-cost but toxic ingredient, the use of which has been covered up with official connivance. Emerging countries could themselves help to frame a more honest debate about economic development by setting and meeting benchmarks for the other components of overall development. In China’s case, its government’s unwillingness to actively discuss political and social progress scares rich, free countries so much that a sensible discussion of the requirements of economic development becomes all but impossible.”