Nhà văn hóa Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội, gốc gia đình ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mặc dầu đã vượt qua ngưỡng "cổ lai hy" nhưng ông vẫn đi, vẫn viết đều đặn. Cuộc đời ông giống như một nhịp cầu nối văn hóa Việt Nam với thế giới và thế giới với Việt Nam.
Những trang sách đậm sắc màu văn hóa
Với tri thức sâu rộng, lại sử dụng thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, sử dụng được chữ Hán, hơn 50 năm cầm bút, ông đã góp cho đời một loạt tác phẩm viết về kho tàng văn hóa phong phú của nhiều dân tộc. Đó là "Phác thảo chân dung văn hóa Pháp," “Mảnh trời Bắc Âu,""Văn hóa Thụy Điển," “Hồ sơ văn hóa Mỹ," "Chân dung văn hóa Nhật Bản." “Chìa khóa để biết và hiểu Lào."
Để giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, ông viết đều đặn hơn chục năm trời mục "Mạn đàm truyền thống" cho Le Courrier Viet Nam (tiếng Pháp) và Vietnam News (tiếng Anh). Mỗi bài viết của ông là một câu chuyên nhỏ dắt người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về nền văn hóa phong phú của Việt Nam.
Những bài viết đó đã được tập hợp thành một cuốn sách quý "Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam" bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp. Cuốn sách đã được dùng làm món quà quý trao tặng các nguyên thủ quốc gia đến tham dự Hội nghị các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ bảy tại Hà Nội năm 1997.
Và từ năm 1997 đến nay ông vẫn tiếp tục viết để tập hợp thành một bộ sách lớn, dày 1.200 trang mang một cái tên mới "Lãng du trong văn hóa Việt Nam." Thành công của cuốn sách tiếng Anh vượt ra ngoài sự mong đợi của tác giả, trở thành món quà tặng quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Lời nói từ con tim
Tốt nghiệp tú tài triết học, Hữu Ngọc vào học trường Luật. Ngày ấy học luật để ra làm quan nhưng ông lại rẽ ngang sang nghề dạy học. Ông muốn đem lời nói từ trong con tim đến với học trò trong cảnh mất nước. Kháng chiến chín năm chống Pháp, ông làm Trưởng ban giáo dục tù, hàng binh Âu-Phi, có dịp lặn lội đi khắp các trại để làm công tác địch vận, giúp cho những người lính Âu-Phi trong đội quân xâm lược của thực dân Pháp hiểu về cuộc kháng chiến chính nghĩa và nên văn hóa của Việt Nam.
Sau năm 1954, có dịp đi công tác, hội thảo ở nhiều nước trên thế giới, ông đem tiếng nói chính nghĩa, yêu lao động, yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, làm cho họ hiểu đất nước và nền văn hóa của Việt Nam hơn.
Trong thời kỳ đổi mới, nhà văn hóa Hữu Ngọc lại càng "được mùa" nói chuyện văn hóa. Sức lan tỏa của những cuốn sách do ông viết làm bạn đọc gần xa tìm đến ông. Mỗi năm ông thường có trên 50 buổi nói chuyện cho người nước ngoài nhất là Mỹ, Pháp, có buổi lên đến hơn một trăm người nghe. Nhiều vị nguyên thủ quốc gia, nghị sĩ, giáo sư nhiều nước khi đến Việt Nam đã dành thời gian để nghe ông nói về văn hóa Việt Nam. Người nghe đặc biệt thích thú khi được ông phân tích quá trình hình thành và đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.
Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Chiến công và Huân chương Độc lập, Chính phủ Thụy Điển tặng Huân chương "Ngôi sao phương Bắc"
This oddly meandering compendium is written in the style of what I presume is the Confucian essayist speculating on the vagaries of existence. There is little to no critical edge here and the self-congratulatory tone kind of bothers me but there is no denying this guy knows his traditional Vietnamese culture forwards and back.
Nếu chỉ có 10-15 phút/ ngày để đọc sách thì cuốn sách này thực sự phù hợp để tận dụng khoảng thời gian đó 1 cách có ý nghĩa. Mỗi bài viết chỉ ngắn vài trang, nhưng bàn về nhiều khía cạnh về Việt Nam (không chỉ về văn hoá mà còn cả lịch sử; không chỉ là các giá trị truyền thống mà còn cả các xu thế đang len trong cuộc sống hằng ngày) Mình đọc rả rích cuốn này mỗi ngày 1 chút giống như 1 món ăn tinh thần nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng đọc lại cả các bài đã đọc cũng vẫn thấy được chút gì đó thú vị, mới lạ.
For those that truly want to learn about Vietnamese culture and are not satisfied with the war stories or tour guidebooks. Highly recommended. Beautifully written and lovely to read. A big book and heavy.
If you wish to get to know about this South East Asian country's ethnic culture and its interesting, unique aspects, from the analysis of an experienced cultural scholar, I think this is one of those useful guides. I can understand this scholar's discovery and analysis of the ethnic culture in this nation. He also wrote from his own experience and observation. I think it is quite comprehensive and able to provide some novel perspectives towards culture - a debatable matter.
This book is a collection of newspaper columns, something like Dave Barry, but focused on Vietnamese culture (both traditional and modern). It's a niche topic, but if you're interested in knowing more about Vietnam outside the context of war, this is a good book to pick up. It lacks the dryness of some more academic books.
Một số bài về văn hóa, lịch sử, các dân tộc (chủ yếu ở phần đầu) thì hay, mới mẻ, ý nghĩa với mình. Nhưng sau có nhiều bài luận, phân tích theo đánh giá của bác thì mình không thích lắm vì nhiều khi hơi cảm nhận cá nhân.