Truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là sáng tác mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nhà văn mời người đọc lên chuyến tàu quay ngược trở lại thăm tuổi thơ và tình bạn dễ thương của 4 bạn nhỏ. Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự do trong lòng… khiến cuốn sách có thể làm các bậc phụ huynh lo lắng rồi thở phào. Không chỉ thích hợp với người đọc trẻ, cuốn sách còn có thể hấp dẫn và thực sự có ích cho người lớn trong quan hệ với con mình.
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp
Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,...
Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, NXB Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (NXB Măng Non, 1985). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.
Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).
Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam.
I read this book in Vietnamese about five or six years back, when I first came to the U.S. I remember bringing this book from Vietnam as a gift from my cousin, whom I refer to as sister. This is a very lovely book from Nguyễn Nhật Ánh; he captures the easy-going, and exciting life of many Vietnamese children very well, and of course, this book was not written for children, rather, it was for adults who want a ticket back to their childhoods, a trip down the memory lane. This book serves that purpose very well; it is fast-paced, easy to read, lighthearted. The tone is distinctly that of the South, very down-to-earth, full-of-live, immensely innocent, but unfortunately, all of this, including the quirkiness, got lost during translation. I don't get the same fondness feeling when I read the English the version. But that doesn't mean it is not good, people!
3,75/5 Tại sao mình cứ đọc những cuốn sách như thế này khi mình còn nhỏ vậy? Không thích hợp chút nào!!! Lần đầu mình đọc cuốn sách này là năm mình học lớp 6. Lúc đó mình vẫn còn đang đắm chìm trong tuổi thơ tươi đẹp (thì mới 12 tuổi, chưa đến tuổi teen nữa mà) nên làm sao hiểu được tuổi thơ đẹp đẽ và đáng tiếc đến mức nào. Giờ đây khi đã chạm mốc 25 tuổi, khi mà tuổi thơ cũng đã qua quá xa rồi, mình mới ngấm được vẻ đẹp của cuốn sách này. Từ một con nhóc ghét cay ghét đắng “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” vì “nhạt nhẽo, vô vị” “không hiểu gì cả” thì mình đã suýt khóc tu tu ở cuối vì nhớ lại những khoảnh khắc đẹp trong tuổi thơ của chính mình. Từ bài thơ “Vé đi tuổi thơ” của nhà thơ người Nga Robert Rozhdestvensky, bác Ánh đã có một ý tưởng tuyệt vời viết nên cuốn sách đoạt giải năm 2010. Mình dám cá khi đọc nó, ai cũng ngẫm nghĩ và tiếc nhớ thời thơ ấu của chính mình, với những trò nghịch dại, những đứa bạn thân thiết cùng chơi cùng chịu phạt, những hương vị hồi đó, những trưa không ngủ lùng sục khắp nơi. Không chỉ những kỷ niệm tuổi thơ được kể lại, bác Ánh cũng lồng ghép khéo léo những suy nghĩ sâu sắc về sự khác biệt giữa thế giới người lớn và trẻ con. Đọc chỉ thấy thế giới nơi người lớn đang sống thật buồn. Cơ mà không hiểu sao mình ghét mấy đứa nhỏ này dã man =)) kiểu mấy trò chúng vẽ ra thật sự khiến mình cáu vl. Hay tại mình lớn rồi ahuhu. Rate: 3,75/5, chẳng biết review gì nữa cả, đọc xong chỉ biết mỉm cười thật buồn nhìn lại cuộn phim tuổi thơ ngày càng cũ kỹ. Mình và những đứa bạn thân hồi đó đều đã trở thành người lớn rồi. Không còn khi nào có thể ngồi cạnh nhau bên bờ sông, ném đá thi xem ai nhảy được nhiều bước hơn, cùng chơi trốn tìm, ăn trộm cà chua, trèo cây trộm xoài hàng xóm, đi chơi khắp phố đêm giao thừa, nhặt nhạnh những thứ người khác bỏ đi với niềm vui sướng. Những ngày ấy, giờ đâu mất rồi?
Bẵng một thời gian Chú Ánh mới viết lại, ấy vậy mà không thích được "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ". Giọng văn có phần khiên cưỡng theo thời gian, cứ ngỡ nét hóm hỉnh ngày xưa, cái duyên thầm nhè nhẹ, nhưng thật buồn vì tất cả đã nhuốm màu thời gian.
Just the sweetest. This is a fast and enjoyable read and truly blurs the line between fiction and biography. This should be required reading for grown ups; it is impossible to read this without recollecting the forgotten magic of childhood and the anguish of having to grow up and away from innocence.
I had a good five minute long internal debate with myself before reviewing this book because I read the translated work (the book is originally in Vietnamese) and I have mixed feelings about the book.
I wonder if the reason I didn't enjoy the book is because of the content or because of how the original content was translated.
With The Man with Compound Eyes, translation seemed pretty on point, with of course, some liberty taken for the sake of cohesion...
Of course, I know Mandarin much better than I know Vietnamese, and when reading this book, I could only translate the little bits I could into Vietnamese. So I can't speak for the accuracy of translation for both the words and the culture... But with this book it seemed slightly disjointed at parts yet absolutely charming in others.
While I knew the book was written as sort of a musing or meanderings of a man's reflection about childhood, and hence expected some episodic writing, the book seemed really REALLY too incoherent at some parts. I wonder if it's because, as I've read in some reviews elsewhere, that the translated version removed and added some parts.
Well, whatever it is, I guess I'll only find out if and when I read the original Vietnamese book. That may take awhile because my proficiency in Vietnamese language could probably be likened to that of a five year old.
Khá may mắn vì đã đọc cuốn này theo recommend của các bạn, và công nhận quyển này đúng như tên luôn... Cho bạn bước lên chuyến tàu tuổi thơ mà k có người soát vé, được trở về thời vô lo vô nghĩ, thười của những "hạt bụi kim cương". Mình thấy cuốn này ngắn một cách cực thông minh, viết cho "những người đã từng là trẻ em" nên hầu như trang sách nào cũng có những đoạn cực sâu sắc và đáng suy ngẫm về thế giới của người lớn, nhưng đến cuối truyện bác vẫn khéo léo viết sao cho đây không phải là một cuốn "kể tội người lớn", mà cảm giác giống như là tấm gương để người lớn, thông qua tấm vé về tuổi thơ, soi chiếu lại xem liệu con người phiên bản "lớn" của mình có phải là phiên bản mình hồi bé muốn trở thành không. Mình cho truyện này 3.5/5, vẫn là một cuốn mình thấy hay, nên đọc, nhưng không quá xuất sắc vì nhiều đoạn chuyển mạch cảu bác mình thấy còn hơi gượng, căn bản chắc tại vẫn k vượt được cuốn Mắt biếc trong lòng mình ^^ Thế nhưng mình vẫn THÍCH VÀ KHUYÊN ĐỌC cuốn này nha ^^ Vẫn ngòi bút dí dỏm thân thuộc nh thấm đãm triết lí của bác luôn <3
Cứ mỗi lần đọc đến chương cuối và bài thơ cuối cùng của quyển sách, mình lại không cầm được nước mắt. Tuổi thơ quá đẹp mà mình luôn muốn quay về với nó, sống với nó thêm 1 lần nữa.
Mình đã mua cuốn sách này đã hơn một năm mà mới vài lần đọc được 20-30trang thì mình đã gần như quyết định dnf nó cho đến giờ. Hôm nay, sau khi đọc xong thì thật sự là nó không đáng bị mình "ghẻ lạnh" như vậy :)
Một cuốn sách cực kỳ hoài niệm qua các mặt truyện đối lập nhau - trẻ em và người lớn.
Với các trang sách về trẻ em. Bác Ánh đã mô tả chi tiết những hoạt động vui chơi của lũ trẻ xưa thời ông. Với giọng văn tài tình và sự dí dỏm thì thật sự những trang sách này rất xuất sắc và rất hút người đọc.
Còn trang người lớn, thì bác dường như viết trầm đi và triết lí nhiều hơn nhưng bác vẫn không quên đơn giản hóa chúng theo "cách của người lớn" giúp ta chiêm nghiệm về cuộc đời, công việc, tình yêu và những hoài niệm mà dường như ta đã đáng mất. Đây là những trang sách theo mình thì không xuất sắc bằng nhưng vẫn rất nhiều lý luận hay và khơi gợi được nhiều suy nghĩ về cái "thế giới người lớn" này.
Cuốn sách này đúng như tên. Nó chính xã là một cái vé về tuổi thơ qua hai con mắt đối nghịch nhau.
"Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em.
Tôi viết cho những ai từng là trẻ em."
Một câu nói mà sau khi gấp sách lại mình vẫn phải suy nghĩ. Liệu một đứa bé chúng phải lớn lên quá nhanh hơn chúng tưởng và bước vào cái thế giới đầy toan tính và cạm bẫy của người lớn đồng thời bỏ lại cái "vương quốc" đầy huy hoàng và tươi đẹp của nó thì chúng sẽ thấy thể nào?
Một cuốn sách siêu ngắn. Đọc chỉ hơn 30p là có thể xong nên mọi người hãy đọc để refresh cái đầu đang đầy lo toan trong mùa virus này của mọi người nhé.
Không hiểu sao tôi không thích văn của Nguyễn Nhật Ánh cho lắm, có lẽ trừ quyển Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, còn lại các tác phẩm của ông tôi đều thấy khá nhạt. Nhạt không hẳn là không có gì hay về nội dung và hình thức. Với tôi, những câu truyện của ông đôi khi vẫn có sức thu hút nhưng nó dần trở nên nhàm chán. Có lẽ là do hầu hết những câu truyện đều lấy bối cảnh thôn quê, viết về những đứa trẻ với những trò chơi, những tâm tư và tình cảm na ná nhau. Tôi cảm thấy nhạt là do các câu truyện đó gần như đã xuất hiện trong các tác phẩm trước của ông như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh hay Mắt biếc, và cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ này nữa.
Thế giới tuổi thơ được viết bởi ngòi bút của một người lớn (trung niên), bác Ánh đã rất khéo léo đối sánh sự khác biệt giữa thế giới Trẻ con và Người lớn.
Qua đó, cho ta thấy được thế giới trong veo, sinh động của Trẻ con đối lập thế giới cứng ngắc, gông cùm, chua chát của Người lớn.
The frequent contrasting between childhood and adulthood made by the author is reminiscent of the famous French work "The Little Prince" and the Japanese novel "Totto-chan".
The main differences is that these stories told by Mui take place in our actual world (instead of a fantasy world) and are based in Vietnam. I even suspect that the meta-story of how Mui recounts his own childhood from his 40-year-old self is merely a semi-autobiographical account by the actual author himself.
Anyway, this novel is truly a pleasant ride to the mindset of a child that is aimed for adult readers. As the spine synopsis says, "even if [the author Nguyen Nhat Anh] can't transport us back to our own past, [this book] gives us the next best thing".
Tuổi thơ là một điều gì đó gẫn gũi, đơn sơ nhưng cũng thật xa vời, bởi nó chỉ co thể đến duy nhất 1 lần rồi vội đi. Đôi khi tôi nhìn cách lũ trẻ bây giờ lớn lên bên những chiếc Iphone, Ipad, những trò chơi game bạo lực đánh đấm...mà lòng không tránh được một chút xót xa. Tuổi thơ của chúng bây giờ không còn "thơ" như chúng tôi ngày xưa nữa. 1. Nhưng nếu bạn sống trên đời mới có 8 năm thì không có lí do chính đnags để coi trọng giấc ngủ trưa" :) Buổi trưa cuả tôi là nhưng tháng ngày đạp xe đạp ba bánh ra khu chung cư sau nhà. Lúc đó người ta chưa xây nha nhiều. Những cồn cát, những ống cống, những bụi cây và hoa dại đủ màu sắc nghiễm nhiê những sản vật được chúng tôi hái về để chơi đồ hàng. Chúng tôi còn lấy mấy bìa cát-tông, cắt cắt uốn uốn thành những vòng tròn nhỏ làm đồng xu để tính tiền. Đôi khi chán chơi đồ hàng, bọn trẻ trong xóm lại rủ nhau chơi "phù thủy". Nghe oai là vậy nhưng thực ra là trò đật 3 viên gác thành hình cái bếp, đặt 1 cái nắp chai lên trên đo, bỏ sáp nên vô, hun lử phí dưới cho sáp chảy ra, khi nó sôi to rồi thì chúng tôi cho nước vào, tự khắc nó sẽ phụt lên một đường lửa lớn và thế là cả đám được đà tru chéo lên như mấy mụ phù thủy trong rừng sâu :) Cu Tí gợi lại cho tôi những lần mẹ bắt tôi nằm cạnh ngủ trưa, để tôi không chạy đi giữ chừng, mẹ luôn nắm tay tôi trong lúc ngủ/ Bên cạnh đó,trong gian phòng chật hẹp. tôi là đứa phải nằm trong, có muốn dậy đi chơi cũng là cả 1 kì tích . Nhưng đôi khi tôi vẫn tạo ra được kì tích cho mình mà mãi sau này khi tôi nghĩ lại, có thể một là do tôi giỏi trốn thật, hai là mẹ nắm thóp rồi nhưng vẫn tha cho tôi đi chơi. Nhưng dù như thế nào, vẫn cảm thấy biết ơn vì đã có một tuổi thơ tròn đầy như thế. 2. Cô dâu chú rể- trò chơi kinh điển của thế hệ chúng tôi Xóm toàn con gái, thiệt thò biết bao nhưng chúng tôi cũng dám đi lại ý trời , vượt qua giới tính, đứa nào tóc ngắn chấm vai thì làm trai, dài hơn thì mới đucợc làm gái. Thi nhau bứt lá cây làm váy áo, chẳng ngại lôi cả chăn mền ra rồi quấn quanh người, tự cho mình lộng lẫy như công chúa mặc áo dạ hội đi chơi. Bạn tìm đâu ra tuổi thơ như thế trong xã hội bây giờ ? 3. Đặt tên cho thế giới? Tôi có chút khác biết với cu Mùi, vì từ nhỏ, tôi chăm học và ngoan ngoãn hơn vậy nhiều. Mọi thứ trong đầu tôi đều đucợc dạy dỗ theo nguyên tắc và đúng danh xưng của chúng. Con chó là chóm mèo là mèo, 1 + 1 =2. Với toi, việc chăm chi học hành và làm theo đúng lời người lớn nói để tôi được thưởng dễ hơn nhiều so với việc đặt tên cho thế giới này một cách loạn xạ như cu Mùi và các bạn của cậu đã làm. Đọc đến những dòng đó, ước gì tôi có thêm 1 ngày để quay về tuổi thơ 4.Ở một nơi nào đấy xa xôi Có thành phố, ngày xưa, có thành phố, Nơi rất ấm, tuổi thơ ta ở đó Từ rất lâu, đã từ lâu, trôi qua… Có người nói rằng tuổi thơ tôi bất hạnh. Cũng đúng , có những đứa trẻ sinh ra đã không nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc từ gia đình. hay đơn giản, họ đã phải bươn trải hay chịu một nỗi đau nào đó về thể chất hay tnh thần mà không ai hiểu được. Nhưng, theo một nghĩ chung nào đ, "tuổi thơ", cái tuổi hồn nhiên, vô lo, tuổi thênh thang với mây trời, tuổi ta chạm vào thế giới này với tất cả những gì nguyên sơ, thuần khiết nhất.Lớn rồi ta muốn trở lại là ta của ngày xưa,chưa bước chân vào xã hội, chưa đối mặt với đời và chưa biết thế nào là lòng người. Tuổi thơ bên những trò ngây ngô nghịch dại mà lớn rồi có muốn cũng không một lần dám thử qua. Tuổi thơ bên những ngày tắm mưa bạc đầu, rủ nhau ra chợ bắt cá, bắt cua bị nước đánh dạt ra. Lớn rồi, ta không đi dưới mưa để nô đùa la hét. Có chăng, là để mưa che đi sự yếu đuối của chính bản thân và xóa nhào dòng nước mắt đang chảy dài. Và rồi " Từ thành phố Tuổi Thơ / Chúng tôi lớn /đi xa… /Hãy tin! / Và thứ lỗi!”
Đây là một trong những cuốn sách cực kì nổi tiếng của chú Ánh mà đến bây giờ bạn mới đọc được. Chẳng hiểu vì sao phải đến tận bây giờ, cũng đã gần 10 năm cuốn sách này ra đời!
Đoạn đầu bạn đọc, cảm giác như mình đang ở cùng mấy đứa nhóc vì lời kể của chú Ánh thật quá. Ai mà chưa từng có tuổi thơ, ai mà chưa từng ngây ngô hồn nhiên như thế. Bạn cứ đi từ câu chuyện này qua câu chuyện khác của mấy đứa nhỏ, vừa cười vì dễ thương vì giống mình vừa lắng đọng với những triết lý mà chú đan xen vào đó. Giọng văn của chú nhẹ nhàng, dễ chịu không quá hoa mĩ nên rất gần gũi, dễ cảm nhận. Đọc gần hết, đoạn cuối bạn cảm động quá, vì những lời chia sẻ của chú, vì bạn bắt đầu cảm thấy hoang mang. Hoang mang vì mình cũng đã từng trải qua khoảng thời gian đó và cũng sắp lưng chừng thành "người lớn". Trong phút chốc bạn chợt không muốn thành người lớn nữa, mà hẳn nhiên không thể quay về tuổi thơ trọn vẹn cho dù đoạn tàu quay về không có ai soát vé. Bạn thấy tiếc nhưng cũng bồi hồi vì mình đã có kí ức tuổi thơ thật đẹp.
Bạn thích nhất đoạn chú Ánh nói về những lời oán trách cha mẹ của con cái. Những đứa con oán trách cha mẹ nhiều nhất sau này sẽ là những đứa con biết ơn cha mẹ nhiều nhất, trong đó có cả lý do đã oán trách cha mẹ quá nhiều.
This book was a phenomenon when it was first published in Vietnam, partly because of the author's fame, partly because the book itself is truly wonderful: a queer sense of humor, extraordinary thoughts that suit all type of readers: kids, teenagers and adults. I never liked Nguyễn Nhật Ánh and actually distaste his previous books entirely, but to my surprise I found this book hard to put down once started!
Oh, the boring world of adults! The most shocking (and saddest) thing I discovered while reading is that I am no longer a child but a parent, a grownup. That I need these stories as mementos to not forget what it is to still discover the world and find your place in it. The chapter "I am little mui" should be handed out to parents at kindergarten admissions. Somehow I understand now (or remember) why my little boy sometimes simply does not want to do things the RIGHT way.
Câu chuyện dễ thương của nhóm bạn (cu Mùi, Hải cò, Tí sún, con Tủn) thời trẻ con được tái hiện lại dưới dạng hồi ức của cu Mùi giờ đã trưởng thành. Những trò chơi và suy nghĩ hồn nhiên vô tư thời con nít được xen lẫn với những cách nhìn và suy ngẫm phức tạp của người lớn.
Vừa đọc truyện vừa ngẫm nghĩ nhớ lại những kỉ niệm thời đó. Phải chi thật sự có 1 chuyến tàu để quay lại tuổi thơ thì hay biết mấy nhỉ :)
Thật sự, cuốn sách đã cho mình một vé về tuổi thơ, về những ngày trẻ con hồn nhiên nghịch ngợm, được tắm mát trong dòng nước trong trẻo mát lành của thời thơ ấu mà mình sẽ chẳng bao giờ quên được.
Không biết với mn thế nào, chứ với một đứa sinh ra và lớn lên từ một vùng quê như mình, mình thấy "thấm" từng câu chữ mà bác Ánh viết. Mỗi trang sách lần lượt như những thước phim quay chậm về ngày xưa ấy. Giờ thỉnh thoảng nhớ lại vẫn cười đau cả bụng. Những trò chơi dân gian, những đứa bạn trong xóm, những lúc chơi đồ hàng và đòi làm "bố mẹ" đứa khác, những lần trốn ngủ trưa, cả những lần trẻ con "oán trách" bố mẹ,... Mình vẫn nghĩ về những ngày làm trẻ con thật vui thật thích, hồn nhiên và vô tư chẳng lo nghĩ gì. Những người bạn trong câu chuyện này cũng thật gần gũi và thân quen như lẽ trẻ quanh xóm mình ngày bé vậy. Mình không biết những người sinh ra ở thành phố có những trải nghiệm như thế này không, nếu không thì thật tiếc. Có thể đối với nhiều người thì cuốn sách này chỉ là tổng hợp những câu chuyện trẻ thơ ở một làng quê nọ, nhưng đối với mình thì nó đã nhắc mình nhớ về ngày ấu thơ kỉ niệm và đầy ắp tiếng cười~
Quyển sách này thật sự chạm đến tim mình, kiểu đã lâu rồi mình không có cảm giác hoài niệm những ngày thơ bé như này í =))) ôi những ngày vui chơi thỏa thích, đi chơi mà bà vs mẹ gọi mãi ko về, nghĩ ra đủ trò cho cuộc sống bớt nhạt, buồn ơi là sầu =)))) những ngày vui đùa không có internet sao mà lại mê đến thế cơ chứ~ tuổi thơ của mình gắn với bà nội kính yêu, căn nhà cũ, với con ngõ nhỏ tí nhưng luôn đầy rẫy tiếng cười nhí nhéo,... và khi lớn lên (dù chưa thành người lớn), những điều ấy đã chẳng còn nữa, mà trở thành ký ức đẹp của mình rồi (cất gọn trong tim).
Giọng văn của bác Ánh thì khỏi nói rồi, giản dị, hài hước mà thấm thía. Có những đoạn mà phải công nhận gật gù, có đoạn cười tủm tỉm, có đoạn cười khằng khặc thành tiếng và cũng có những đoạn phải dừng lại suy ngẫm nữa. Không chỉ kể về những ngày thơ bé một cách chân thực nhất mà bác còn nhắc đến sự khác nhau giưa trẻ con và người lớn, "minh oan" cho trẻ con nữa chứ. Túm lại rất rất mê tác phẩm này của bác Ánh luôngggg~
Chiếc vé tuổi thơ đó, bạn cứ giữ kỹ trong túi áo, vì không có người soát vé trên chuyến tàu đặc biệt này. Bạn có thể trở về thăm lại thời thơ ấu của mình bất cứ lúc nào, hay nói khác đi lúc mà bạn nhận ra rằng thỉnh thoảng tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ. Ờ tám tuổi, vẫn là trong trẻo lắm, vẫn khát khao cuộc sống cho dù lúc tám tuổi có thể bạn rầu r���u nói: "Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt". Câu nói yếm thế đó của một đứa trẻ có thể bắt đầu cho một cuốn sách vui nhộn. Nhưng bây giờ, đã lớn, nếu một ngày bạn cảm thấy sự bế tắc của cuộc sống gieo vào đầu bạn ý nghĩ ảm đạm đó thì rất có thể đó là khởi đầu cho một câu chuyện tệ hại và chân trời có khả năng khép lại trước mắt bạn. Vì vậy, để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn, tôi đã nghĩ như vậy khi ngồi cặm cụi gõ cuốn sách này...
A lovely piece of literature that vastly transcendents the initial notion that this is just a children’s book. The author retells events that (maybe) happened in his childhood, infusing it with the life philosophy that can only be (but is often not) understood by adults. The book itself acts as a makeshift bridge between the insurmountable chasm that divides the carefree, rebellious world of children and the stern, colorless existence of adults.
You can start reading this book at 10 PM and by the time the clock strikes midnight, you will be finished. It is short, funny, fluid, and has a certain enchanting property that will make you reluctant to put it down before it is done. I’m not acquainted with many works by Vietnamese authors, but I can say with utmost certainty that Nguyen Nhat Anh is among the shining gems of Vietnam’s collective literary opus.
Truyện hay nhất, gợi nhất lại chính ở bài thơ nước ngoài được đăng bên trong. So với những truyện của Nguyễn Nhật Ánh mình từng đọc trước đây thì suy nghĩ trong truyện sâu sắc hơn nhiều, nhưng đọc lâu một chút thì vẫn thấy chưa được, đây là tác phẩm của người chăm chỉ , chịu khó viết , làm tốt nghề của mình nên tất nhiên cũng có cái gì đó để cảm. Mình nghĩ đây có lẽ là nhà văn của những bạn trẻ mơ mộng từ khỏang 17 tuổi trở xuống.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Ngay từ cái tựa đề, truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã luôn hấp dẫn người đọc. Hóm hỉnh, đáng yêu, tác giả kéo chúng ta về với tuổi thơ, từ những buổi trưa bị bắt đi ngủ đến những ngày thử chăm chỉ học bài để nếm cảm giác của học sinh gương mẫu. Cuốn sách là một tấm vé để mỗi người trong chúng ta đi về với tuổi thơ rất giống nhau.
Gốc REVIEW sách theo cảm xúc của Bé Anh Tên sách: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Khi chúng ta trưởng thành trong cuộc sống, công việc không như là chúng ta mong muốn. Hằng đêm phải thức thâu đêm từ 9h đến 3h sáng để chạy công việc, mọi thứ giống như một cơn sóng ập tới thiến chúng ta mệt mọi dần chán ghét cuộc sống. Hôm đó trời rất trong xanh tôi đi dạo quanh con phố đến một cửa hàng nhỏ bỗng nhiên có một cảm xúc ùa về từ những món đồ chơi nhắm một hồi lâu làm tôi rơi vào suy nghỉ. Tôi muốn quay về tuổi thơ có ai bán cho tôi vé quay về đó không?
Tôi về nhà với nỗi buồn đi đến kệ sách cầm quyển sách của bác Ánh lên và đọc. Câu chuyện bắt đầu kể về một cậu bé đang cảm thấy một cuộc sống thật nhàm chán và tẻ nhạt. Thi trượt ở tuổi 15, thất tình ở tuổi 24, thất nghiệp ở tuổi 30 và gặt hái được mọi thành công ở tuổi 40. Và cậu bé cũng giống như tôi muốn một cái vé về năm lên 8 tuổi. Để mơ về giấc mơ ngày xưa được trở về tuổi thơ cái thời tập tô vẽ ông mặt trời hiền như bố, trở về những ngày rong chơi với đám bạn trong xóm và say mê những món đồ hàng. Tôi cũng muốn về những mái trường xưa dù trường thật bé như ước mơ thật to. Tôi chỉ muốn về tuổi thơ để vô lo vô nghỉ và được rong chơi với những ngày mưa. Cho tôi xin về thời chơi ăn quan, lò cò, rồng rắn lên mây, nhảy dây, thả diều thật vui và nhiều tiếng cười thật tươi.
Tôi đã muốn trưởng thành thật nhanh như giờ đây tôi chỉ muốn mình là một đứa trẻ không có nỗi lo cảm xúc cơm áo, gạo tiền không có sự bộn bề của cuộc sống bận rộn, tôi muốn cái thế giới ấy chỉ có sự ngây thơ hồn nhiên của trẻ thơ ngây ngô non dại. Nhưng con người ai cũng phải lớn lên, phải trưởng thành, phải gặp bao nhiêu nỗi buồn, lo âu... nhưng ai cũng đã từng một lần đi qua tuổi thơ và nó động mãi trong tim của mỗi người.Trưởng thành mệt thật ấy nhưng những ký ức tuổi thơ vẫn còn đấy. Nếu tôi có được tấm vé ấy thì tôi vẫn chọn những ngày rong chơi khiến da tôi đen như cục than, tôi phải trả được những mối thù trong lòng khiến những thằng bắt nạt tôi phải khóc, và tôi vẫn ch���n những ngày rong chơi bên cô bạn thân. Thật nhiều kĩ niệm những cảm xúc khi nhớ về nó cảm thấy thật vui. Thôi không nhắt về tuổi thơ nữa vì tôi buộc phải học cách trưởng thành.
But you can, without a ticket, revisit your childhood any time. Just step out of the shallow man=made canal and into deep water. p155
TNA may be having us on here, as he considers possibilities for framing this story of innocence and inevitability. Is this memoir, documentary fiction, or fantasy? Can our memories redeem themselves? Can we ever redeem our memories?
I've discovered that one mans boring rut is another mans domestic harmony. p28
Whatever the case, TNA gives us the observations of a father as he recalls himself at the age of eight. Taking the reader into his confidence, he radiates mischief and goodwill. The transitions between points of view, the wise child and the man he has become, are seamless.
But the decks are always stacked, and you know how. p120
For such a short book, a lot is covered. With eloquence, wit and style, ,TNA takes us right back into the heart of the mystery.
All children are poets, who hear the music and see the colors of the letters on the page=magic portals to a wilderness without fixed meanings, where intuition shows you the way. All that adults see are neat rows of black lines.....p130
There are lots of intelligent people in the world, and lots of honest people . As a rule, the super=smart ones are glib and self serving, while the congenitally honest tend to be simple=minded. What a pity for civilization! p108
Old wars ended and new wars began, children still went to bed hungry. p83
But don't get the impression that this is a bleak little book or a morality tale tarted up for modern sensibilities. The year of being eight had unexpected repercussions, and readers may find themselves wildly snickering at the capers of this little gang of four as they attempt to figure out a way to negotiate the tricky world.
DO NOTE: IT WOULD APPEAR HERE THAT THIS BOOK IS ONLY AVAILABLE VIA KINDLE. THIS WOULD INDICATE THAT I UTILIZED THAT KIND OF DEVICE. NOT SO. I READ A HARDCOVER FIRST EDITION
Nguyen Nhat Anh has said about this book that he did not write this book for children, but instead he wrote it to those who used to be children. And indeed as I flipped between the pages in this book, it was as though there is this voice who's speaking to the Inner Child inside my mind. Indeed, Inner Child has been one of the most interesting research topics in popular psychology. The term Inner Child corresponds to individual childlike's aspects that keep embodying our minds even as we grow older in life and it includes what each of us has learned in childhood before we hit puberty. It is often conceived as a semi-independent sub-personality that is subordinate to our conscious minds.
This book is indeed tries to provoke our Inner Childs through the perspective of a 40-years-old adult who recalled the memories from when he was 8 years old. It began with a simple notion that hit most of us into actions: boredom. As a child, he embraced the notion of boredom by doing many things from asking endless "why" questions to his parents into sending text message "Shall we get into bed this evening? I'm so very sad!" with childlike purity. I find myself laughing as it began to dawn on me how we slowly find this childlike wonders about many things in life started to disappear from us as soon as we reached adulthood when social conformity is the value that is regarded highly in our society.
Just like what the title promised, this book is indeed a ticket to childhood. Albeit each of us experienced childhood differently, there might be some ways we could relate to what Nguyen Nhat Anh wrote in this book. Even though I read the English translation, I could feel the charm of childhood portrayals in this book. As like in every childhood groups, there will always be perpetrators, followers and the adults who will spank the children. There are many ways to philosophise the way the main character in this book thinks, in the way that could shed light to most adults on how they could better treat children.
Nguyễn Nhật Ánh: “Khoa nấu nướng vốn xa lạ với đời sống tình yêu lại trở nên mật thiết với đời sống vợ chồng. Tài nội trợ của nàng chưa bao giờ được đếm xỉa đến trong những tiêu chuẩn kết bạn của chàng bỗng nhiên nổi lên như một yếu tố hàng đầu trong việc góp phần vào việc củng cố hay làm tan nát gia đình.”
Tôi: Ơ thế còn chàng thì sao? Sao tài nội trợ của chàng không được đếm xỉa đến?
Nguyễn Nhật Ánh: “Bởi một lý do hết sức đơn giản: nấu nướng là lãnh vực hoàn toàn có thể học hỏi và tự hoàn thiện mỗi ngày - dĩ nhiên với điều kiện người vợ quyết tâm hoàn thiện để giữ không cho chồng mình sa vào cái bếp của một người đàn bà khác.”
Tôi: Ơ thế nghĩa là người phụ nữ bắt buộc phải biết nấu ăn ngon, chứ không chồng ngoại tình là lỗi của cô ấy à?
Nguyễn Nhật Ánh: “Con Tí sún tất nhiên rất siêng năng, rất chịu khó, rất yêu chồng. Nhưng siêng năng, chịu khó và yêu chồng thì trên đời này có hàng mớ. Phẩm chất cao quý nhất, cao quý tột bậc của nó - cũng là phẩm chất khiến nó có giá trị hơn một người vợ là nó biết nói khi cần nói, biết im khi cần im, một đức tính hiếm hoi nơi phụ nữ thông thường. Sở dĩ tôi nói như vậy vì khi sống đến từng này tuổi rồi tôi đã chứng kiến không ít những người vợ luôn luôn nói khi cần im và luôn luôn im khi cần nói, đại khái giống như một chiếc tivi bị hỏng volume. Đôi khi bạn bảo “im” thì vợ bạn không những không im mà còn quát to hơn, đến mức có cảm giác mọi chiếc tàu ngoài Thái Bình Dương đều nghe thấy.”
Tôi: Ơ thế có nghĩ chồng nói gì thì vợ phải nghe đấy à? Lời nói của phụ nữ chẳng có giá trị gì hay sao mà phải họ phải “im”?
Nguyễn Nhật Ánh là tác giả của kha khá cuốn sách tôi đọc khi còn học phổ thông. Sách của ông dí dỏm và phù hợp tâm lý tuổi học trò. Cho tôi một vé đi tuổi thơ được viết dành cho người lớn, vì vậy tôi đợi đến khi lớn hẳn để đọc. Thật buồn khi lớn rồi mới nhận ra tác giả mình yêu thích hồi nhỏ có tư tưởng rất gia trưởng, trọng nam khinh như và có xu hướng tính nam độc hại. Tạm biệt Nguyễn Nhật Ánh và không hẹn ngày gặp lại!
Mình cho cuốn sách này của bác Ánh 4 sao. Trong đó có 3 sao dành cho tiêu đề của cuốn truyện. Một thứ tiêu đề dung dị và gợi nhiều hình ảnh - điều mà mình ít khi nhìn thấy ở những cuốn sách của các tác giả Việt Nam.
Còn về nội dung, đây quả thực là một cuốn sách kẹo ngọt. Những ký ức của tuổi thơ luôn bằng cách nào đó sưởi ấm tâm hồn người lớn, tạo nên một thứ nỗi nhớ không thể nào nguôi ngoai.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ- Nguyễn Nhật Ánh.
Cuốn này và cuốn Mắt Biếc mình mua cùng một đợt của Tiki. Kiểu như đọc Mắt biếc xong buồn quá đọc cuốn này với những câu chuyện của tuổi thơ lại thấy lòng dìu dịu- vì những câu chuyện, những kỉ niệm tuổi thơ luôn biết cách xoa nhẹ lòng mình dù cho có chuyện gì xảy ra.
Mình đã biết và ấn tượng với nhan đề của cuốn sách từ một bài hát cùng tên mà mình nghe được từ năm lớp 10. Đọc cuốn sách mà cả thế giới con trẻ mở ra trước mắt với những Mùi, nhữn Tủn, những Hải cò, những Tí sún. Và đâu đó bất chợt gặp lại những khoảnh khắc và cả những cảm giác, xúc cảm của thời thơ ấu ùa về trong tâm trí.
Gấp cuốn sách lại mình tự hỏi phải chăng người ta không cần phải lớn, cứ vô tư và bé mãi? Nhưng rồi nhớ lại mình nhận ra hồi vé chẳng phải mình cũng đã ước sẽ lớn thật nhanh để được nếm trải mùi vị tình yêu, để được xây những ước mơ và để mọi người công nhận tầm quan trọng của bản thân. Rồi giờ mình cũng thấy làm người lớn thực ra cũng có nhiều cái hay, nhưng đi đôi với đó là những bài học phải trả giá đắt. Cả những vấp ngã, những tuyệt vọng và mất phương hướng. Nhưng suy cho cùng thì đó mới là cuộc sống. Không có những điều đó thì có khi lại thấy chán vì cuộc sống này bằng phẳng quá. Trân trọng quá khứ và sống cho hiện tại là những điều một người như mình nên làm.
Có đôi khi, cần một tấm vé quay trở về với tuổi thơ yêu dấu để được vỗ về, những lúc đó tấm vé chẳng ở đâu xa mà chính là những cuốn sách mà ta đọc, những bộ phim mà ta xem, những bài hát mà ta nghe và cả những cảnh đời mà ta bất giác bắt gặp trên đường...
"So với người lớn, trẻ con sống trong một bầu khí quyển và dưới một ánh sáng khác...." Một cuốn sách tuy���t hay; mình cười khúc khích từ đầu đến cuối vì nét hồn nhiên, quậy phá và cách nhìn rất khác của những cô cậu nhóc 8 tuổi. Cách viết văn hóm hỉnh, hình ảnh, hài hước của Nguyễn Nhật Ánh khiến mình rất phục chú. Cuốn sách ko chỉ dành cho trẻ con; mà mình nghĩ tất cả các ông bố bà mẹ đều nên đọc để hiểu đc suy nghĩ của trẻ; và để làm bạn với trẻ hơn là chỉ bảo tụi nhỏ. Có rất nhiều hình ảnh, quan niệm mà tác giả lồng vào thật ý nhị và mình rất tâm đắc.
"Hôn nhân: trước đám cưới, con người ta chỉ tập yêu nhưng chưa thực sự biết yêu. Yêu là thứ con người ta cần phải học hỏi và phải Nỗ Lực suốt đời. Hôn nhân sẽ dạy con người ta YÊU. Tất nhiên, có những người học ko nổi, hậu quả là họ bị đuổi khỏi hôn nhân như những học sinh lười bị đuổi khỏi trường. Học Yêu cũng giống như học bơi. Ko học- người ta vẫn bơi được, nhưng theo kiểu cún. Chỉ có học đàng hoàng, người ta mới biết bơi sải, bơi ngửa, bơi ếch và bơi bướm. Và những ai lười, sẽ bị chìm :)))"
Lời cuối, rất ngưỡng mộ cách sống của tác giả "Tôi ko sợ buồn. Tôi chỉ sợ cuộc sống ko buồn, ko vui- 1 cuộc đời nhạt nhẽo". Và Nguyễn Nhật Ánh thực sự đã có một tuổi thơ đầy sắc màu, thật đáng ngưỡng mộ. :)