Lần đầu tiên, nỗi buồn, thậm chí cái chết được mô tả một cách không khoan nhượng đồng thời lại thấm đẫm tình yêu, sự cảm thông và lòng trắc ẩn trong văn học thiếu nhi Việt Nam. Cuốn sách được các nhà văn trong nước mệnh danh là “Hoàng tử bé” của Việt Nam. Câu chuyện được bắt đầu bằng sự ra đời của một cái tên đứa trẻ - như một âm thanh đẹp nhất - và kết thúc dưới bầu trời đầy sao.
Nó lý giải tại sao khi những gì thân yêu của chúng ta ra đi thì cũng giống như việc ta cắt lìa từng khoảng trời trong trái tim mình. Các chương sách là những câu chuyện ẩn dụ về âm nhạc - bà mẹ vĩ đại nhất, về ngón tay - bài học thân thể và sự kiêu hãnh, về khu vườn - một đứa trẻ chỉ thật sự lớn lên khi chúng đi xuyên qua khu vườn, rồi từ đó nhận ra thế giới không bằng thị giác mà bằng sự trải nghiệm những giác quan khác có tính chất rộng lớn hơn...
Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Tân Thiện - Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP. HCM, sau khi ra trường anh đầu quân cho Báo Tuổi trẻ. Thế nhưng cơ duyên đã đưa anh họa sĩ trẻ tiếp cận văn chương và "cái tôi" nhà văn đã lấn lướt "cái tôi" họa sĩ. Nguyễn Ngọc Thuần bước lên đỉnh cao thành công của văn chương, với hàng loạt các giải thưởng như: Giăng giăng tơ nhện (giải thưởng Văn học tuổi hai mươi lần II); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ 2000, giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất; Một thiên nằm mộng - giải A cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi của NXB Kim Đồng 2001-2002; Nhện ảo - giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2003, giải B (không có giải A) cuộc thi sáng tác văn học cho tuổi trẻ do NXB Thanh niên phối hợp với NXB Văn nghệ tổ chức cho tác phẩm Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ…
"Sự xuất hiện của anh trong làng văn, với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng đã tạo nên một thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ. Sự đẹp đẽ của những trang văn Nguyễn Ngọc Thuần đã "đánh gục" sự nghi ngờ của những nhà văn lão thành. Ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng chấm cho anh trên điểm 5 trong thang điểm 10."
Một cuốn sách hay là quá chung chung, với tôi phải dùng từ là ngọt ngào, không phải thứ ngọt của kẹo mà là hương vị thơm ngọt của trái cây, dịu dàng và thơm mát lẩn khuất.
Khi bắt đầu đọc cuốn sách với bìa tái bản khá dễ chịu với hình đôi mắt biết cười của một đứa trẻ, tôi không hề nghĩ đây là cuốn sách viết về tuổi thơ ngọt ngào. Tôi đã nghĩ đến những ký ức trong sự nuối tiếc, những u hoài lẩn khuất vọng về hiện tại. Bắt đầu chú ý đến nó từ cái tên nhưng với ý nghĩ trên tôi đã không quyết định mua cho đến khi thấy quyển sách nhận được nhiều nhận xét và một vài người quen (tôi có thói quen là không đọc nhận xét trừ khi quá phân vân mà chỉ... đếm xem có nhiều nhận xét không). Ở những trang đầu cuốn sách, điều tôi nghĩ đầu tiên đó là... giọng văn giống Nguyễn Nhật Ánh, những câu chuyện trẻ con dành cho người lớn, kể cả những hình minh họa. Dần dần, khi đến những trang tiếp theo tôi nhận ra, không thể có Nguyễn Nhật Ánh thứ hai được. Đây là Nguyễn Ngọc Thuần (hai nhà văn này có những cái tên đẹp và lạ như văn của họ). Nếu ở NNA giọng văn hài hước, pha trò không cưỡng nổi với những đoạn miêu tả vừa thơ vừa đẹp, cái đẹp của những bông hoa, thì ở NNT đó là văn phong của trái cây, thứ trái quả vườn chín cây còn đọng sương đêm tự nhiên kết tinh. Anh kể thủ thỉ và tự nhiên những câu chuyện ấu thơ, anh của hiện tại nhưng hoàn toàn là anh đang sống lại những ngày thơ bé, từ cảm giác đến hành động. Và điểm chung của cả hai nhà văn là đều xen vào những câu triết lý những đúc kết một cách tự nhiên không hề khiên cưỡng, đó chính là lý do chúng được gọi là truyện trẻ con dành cho người lớn. Những câu chuyện của Vừa... vừa... nhẹ nhàng êm ái, đôi khi không có hồi kết, nó dở dang nhưng lại khiến người đọc thấy dễ chịu và ừ với tác giả, ừ với nhân vật. Ừ đúng thật! Người đọc hoàn toàn hòa mình với nhân vật, khi cậu bé cười tôi nghe rõ tiếng giòn tan khanh khách, khi cậu bé mở cửa sổ hít hà thứ hương để đi dạo trong khu vườn, tôi thấy mình cũng đang nhắm mắt, khi cậu bé trèo lên cây ngắm những ngôi sao tôi thấy mình rùng mình vì lạnh. Cậu bé là nhân vật tôi và tôi cũng là cậu, tôi hình dung tôi cảm nhận và tôi làm những điều cậu đang làm. Thật thú vị. Anh kể chuyện lãng mạn mà không cần dùng từ hoa mỹ, anh nói chuyện cảm động mà không dùng từ ngữ sẻ chia, thương cảm, đây chính là biện pháp "gợi". Anh chỉ kể, chỉ tả và cảm nhận hoàn toàn thuộc về người đọc, mỗi người có một cảm nhận khác nhau, có thể mơ hồ không cụ thể nhưng đều là cảm xúc cho riêng mình, thuộc về mình. Có rất nhiều từ ngữ đơn giản được NNT sử dụng hoàn toàn tự nhiên nhưng đạt hiệu quả cao độ, như bản thân tôi đã ám ảnh mãi từ "cười cười" trong một phần của cuốn sách, sức ảnh hưởng của nó quá lớn, bây giờ chỉ cần nhắc đến từ này là tôi hình dung ra một khuôn mặt đang "ẩn ý" đến thú vị. Có lẽ một điểm chung nữa cần nhắc đến đó là NNA và NNT có cách miêu tả, hay là vẽ ra nhân vật thực sự cuốn hút tự nhiên. NNA khi miêu tả cái đẹp ông dùng nhiều mỹ từ hơn, đọc những dòng văn đẹp đến lạ kỳ, NNT lại không sử dụng mỹ từ, những cái đẹp giản dị chân chất. Nhưng cả hai đều thật, đều khiến người đọc cảm thấy nhân vật gần gũi, chẳng quá xa xôi để hình dung. Và đôi khi nhân vật tự miêu tả không bằng văn kể mà bằng những mẩu đối thoại, chỉ vài câu ngắn thôi, cũng khiến chúng ta hình dung ra tính cách anh ấy, cô ấy hay cậu bé cô bé ấy. Điểm đặc biệt nữa là những câu văn của NNT rất ngắn gọn, ngắn gọn một cách tự nhiên đến đáng yêu. Chấm, phẩy rõ ràng rành mạch và không hề bỏ lửng câu viết, viết... như học sinh cấp một. Rất nhiều câu cực kỳ đơn giản, đôi khi là một chuỗi câu kể và tả hay đối thoại ngắn như thế. Và nó cũng góp phần làm nên hiệu quả tự nhiên của cuốn sách, thứ trái cây này. Như bài văn của cậu học sinh cấp một đang kể những câu chuyện hàng ngày. Khi viết những dòng này, tôi mới chỉ đọc đến nửa cuốn sách. Tôi không muốn đọc hết, tôi muốn để dành nhai chầm chậm từng chút một. Bạn sẽ đọc nó như ăn thứ trái quả như tôi, sẽ thấy vị ngọt trên lưỡi, hương thơm trên mũi, thứ âm thanh lanh lảnh ở tai và cảm giác êm ái trong tâm hồn. Chúng ta chẳng phải cũng từng có tuổi thơ, NNT chỉ đang kể lại câu chuyện của mình mà khiến chúng ta sống lại bằng cảm giác như anh viết thứ niềm vui của mỗi người, thuộc về mỗi người. Và tôi đã kể với các bạn bí mật về cuốn sách với tôi, các bạn hãy giữ giùm tôi bí mật này nhé! Và khi gặp nhau chúng ta sẽ cười cười vì chúng ta có một điều mà chỉ chúng ta biết với nhau thôi.
Háy azzal bocsátja elibénk a könyvet, hogy ő Vietnámban hetekig nem olvasott semmit egy „lélektelen útikönyvön” kívül, lélek- és reményvesztettnek érezte magát, de akkor megtalálta ezt a művet, és paff, teljesen kész lett tőle. Nos, ha én se olvasnék semmit hetekig, lélek- és reményvesztetten bolyonganék Délkelet-Ázsiában, biztos nekem is tetszene. Így sajnos nem annyira. Bevallom, kicsit idegesít ez a naiv tónus, a gyermekszájba adott szentimentális bölcsességek, ez az „ifjúságom egy tündérország”-szerű megközelítés. Mintha színes tintával írták volna a könyvet, egyes passzusok aranyszínben ugranak fel, mások egyenest mályvában. Sőt, mi több, miközben ezt a szarkasztikus mondatot írom, bűntudatom is van, mert ez a könyv még engem is meggyőzött arról, hogy nálam jóindulatúbb kezekbe való. Mert végtelenül jó szándékú. És tulajdonképpen nincs is rosszul megírva – az a szál a koldus fiával, az kifejezetten tetszett, azt hittem, az el fogja oszlatni a kétségeimet. Akartam, hogy eloszlassa. De nem, mert a vége megint negédes lett. Úgy értve, nekem. Tényleg lehet, hogy én vagyok a hibás. Talán onnan kellett volna megközelíteni a szöveget, hogy ifjúsági regény, és hiányosságait ennek megfelelően értelmezni. Nyilván ne úgy álljon neki egy író, hogy most írok valamit, ami Kuszmának bejön. Sokkal értelmesebb cél írni valamit, ami mindenki másnak bejön, csak Kuszmának nem. Mondjuk: most ez történt.
"Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" là một cuốn truyện có nội dung kỳ lạ được viết bằng một văn phong kỳ lạ của Nguyễn Ngọc Thuần. Lối viết của Nguyễn Ngọc Thuần cứ nhè nhẹ, lâng lâng như một giấc mơ.
Tôi đọc "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" bằng bản in của lần xuất bản đầu tiên, bản in năm tôi học lớp 4, in sau lần trao giải "Cuộc thi văn học thiếu nhi Vì tương lai đất nước" mà Nguyễn Ngọc Thuần đạt giải A. Nhưng hồi lớp 4 tôi chỉ khoái đọc cuốn "Người khổng lồ núi Bạc" của Trần Thùy Mai vì cái văn phong hoành tráng (theo suy nghĩ của tôi hồi đó, bây giờ thì mất tiêu cuốn đó rồi). Tới năm lớp 7 tôi mới lật sách Nguyễn Ngọc Thuần mà đọc. Rồi năm lớp 12, tức 6 năm sau lại lôi ra đọc lần nữa.
Sáu năm là khoảng thời gian đủ dài để tôi có những suy nghĩ và nhìn nhận khác khi đọc quyển sách. Sáu năm đủ để sau khi đọc lại lần hai, tôi quyết định xếp cuốn sách này vào hàng "Những quyển sách hay nhất từng đọc" của mình.
Lần nào cũng vậy, lúc bắt đầu đọc tôi đều có một cảm nghĩ rằng Nguyễn Ngọc Thuần đang viết một dạng hồi ký về tuổi thơ mình, đọc tiểu sử của tác giả, thấy quê ở Bình Thuận, nên đầu óc tôi luôn cố gắng một cách vô thức gắn những cảnh vật trong sách với những gì mình có thể hình dung được về miền đất đầy cát và nắng đó. Dĩ nhiên là càng đọc, tôi càng nhận ra mình sai lầm, chẳng có chút hơi hướng nào của hồi ký, những hình ảnh trong sách cũng chẳng dính dáng gì với không gian mà tôi đang cố tìm cách gắn kết.
Bởi vì Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng nên những hình tượng quá phổ quát. Đó là đúc kết của tôi sau khi đọc hơn nửa quyển sách mỏng.
Truyện của Nguyễn Ngọc Thuần dễ khiến ta có cảm giác bối cảnh truyện có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, ở một vùng quê nào đó, hoặc Bắc, hoặc Trung, hoặc Nam, hoặc ở ngay một vùng ngoại ô. Chẳng hề có một dấu mốc, một đặc điểm nào rõ nét để nhận ra nơi chốn mà tác giả đề cập.
Còn những nhân vật, vẫn là những cái tên đậm chất Việt Nam, những thằng Tí, những cô giáo Hà, những ông Tư, những chú Hùng..., vẫn những đặc điểm cố hữu: cô giáo Hà thì mặc áo dài, đi guốc, chú Hùng nông dân thì ngày ngày ra ruộng... nhưng Nguyễn Ngọc Thuần muốn xây dựng cho nhân vật mình có một thế giới ngôn ngữ riêng. Hoàn toàn tôi không nhận ra được các nhân vật là người miền nào, chẳng Nam, chẳng Bắc, chẳng Trung, hệt như cái miền đất mà họ ở. Ngôn ngữ của họ cũng khác lạ so với ngôn ngữ nói hàng ngày, hình như là một sự chủ ý của Nguyễn Ngọc Thuần. Thoát khỏi sự kìm kẹp của văn hóa ngôn ngữ địa phương là một điều không phải dễ thấy trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Nếu dịch tác phẩm này ra tiếng Anh, có lẽ không quá khó để người đọc ngoại quốc có thể hiểu và cảm được.
Cuốn sách càng đọc về sau càng kỳ lạ, khi mà văn phong Nguyễn Ngọc Thuần bắt đầu lâng lâng và mộng mị. Những khung cảnh mới bắt đầu xuất hiện: một ngôi nhà thờ nhỏ, có những masơ mặc áo trắng tinh và thường vang lên tiếng đàn piano hòa vào tiếng hát, một góc nhỏ của ngôi chợ với hai ông cháu ăn xin và con dế chết của thằng nhóc, một đoàn sơn đông mãi võ đầy bí ẩn đến dựng rạp trong chợ. Chú bé "tôi" - thú vị là chú có tên Trí Dũng - đã "mở cửa sổ", nhắm đôi mắt, để nhìn bằng một con mắt khác, "con mắt thần", nghĩa là chú đang tập tành nhìn thế giới bằng một tâm thức nguyên sơ, một tâm hồn trong sáng. Chú lần lượt tiếp xúc với những "mùi hương" lạ, những khái niệm mới mẻ đi cùng với những không gian mới mẻ mà chú tiếp xúc. Đó là tình yêu, điều bí mật, là sự sẻ chia, là xúc cảm nghệ thuật, là mặc cảm tội lỗi, là nỗi sợ hãi, ... và điều lớn lao nhất mà chú sẽ phải tiếp cận: cái chết.
Phong cách mộng mị của Nguyễn Ngọc Thuần được pha trộn từ những (1) trang văn nhẹ nhàng, trong trẻo như một tiếng hát vang lên giữa trời mưa, là những lời giản dị người cha dạy chú bé, những điều "bố tôi vẫn nói", là những câu bông đùa vui vui giữa chú Hùng và chú bé và (2) cùng những đoạn cực kỳ tâm linh và kỳ lạ càng về cuối càng xuất hiện với tần suất nhiều (đó là lý do tôi nói truyện càng về sau càng kỳ lạ), là những lời hát của chú bé trong nhà thờ về "Người mẹ vĩnh cửu", là con dế chết, là chi tiết về ông lang vườn, cũng như là câu chuyện về những con ngựa mang những kỵ sĩ áo giáp bay đêm qua núi đồi. ____________________ Bố nói giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ – cánh đồng của bố. _________________________ Bố tôi vẫn nói phần thưởng cho người làm vườn là hoa quả. _________________________ Hãy tưởng tượng một con chim trong lồng, bố nói vậy. Tôi bảo lông nó màu đỏ, cánh nó màu xanh, nó hay háu ăn và mắt thì sáng quắc. Bố nói, chỉ có chim thần mới vậy. _________________________
Truyện này của Nguyễn Ngọc Thuần đem lại cho tôi một nỗi hoang mang thú vị. ____________________
Bố tôi vẫn nói, khi nhìn theo một bóng người mà ta không thể quên được, chúng ta sẽ thấy "nỗi nhớ" của mình.
Qủa thực từng câu chữ quá đỗi ngây thơ, thân thương và quen thuộc làm sao. Nó làm tuổi thơ của tôi trở lại một cách êm đềm, không chút gượng gạo.
Có lẻ Nguyễn Ngọc Thuần có tài năng ẩn giấu những triết lý vào những dòng văn một cách vô cùng linh hoạt và dễ chịu hơn hầu hết những tác giả Việt Nam mà tôi từng đọc qua. Cảm ơn một tấm vé nữa giúp tôi về tuổi thơ, và một tấm vé giúp tôi trưởng thành hơn.
---------- Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ - Nguyễn Ngọc Thuần (2004) Sài Gòn, 20/08/2016 Đánh giá: 8.5/10 điểm
Cuốn này tôi đọc cách đây cũng khá lâu. Tôi chọn "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" vì thực sự rất ấn tượng bởi câu người ta trích ở phía sau cuốn sách: "Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để sẻ chia. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết..".Tôi là kẻ thường bị ám ảnh bởi nỗi buồn.
Nên cũng chẳng cần chần chứ mà mang ngay về nhà. Thực ra ban đầu đọc vài câu thì có đôi chút nhìn thấy không gian truyện của chú Ánh ở đây. Nói đúng ra là làm tôi nghĩ một chút về "Cho tôi một vé đi về tuổi thơ". Nhưng ngay khi hết câu chuyện thứ nhất thì đã thấy cái sự khác biệt, thấy một câu chuyện riêng, rất riêng, rất đẹp của chú Thuần.
Mọi câu chuyện đều rất đẹp, trong trẻo dễ thương đến lạ. Có chuyện làm tôi mỉm cười thích thú, có chuyện làm tôi thở dài, có chuyện làm tôi xót xa, có nhưng câu nói làm tôi ướt lệ. Qua lăng kính của một đứa trẻ, tôi thấy được quá nhiều thứ. Câu chuyện có lẽ có nhiều lớp nghĩa hơn là những gì mặt chữ nó phô ra.
Có thể nói, dưới góc nhìn cá nhân, đây là một trong những cuốn hay nhất mà tôi từng đọc :)
Vẫn là giọng văn của Nguyễn Ngọc Thuần, giọng văn của một tâm hồn trẻ thơ đầy mơ mộng. Một tác phẩm đẹp bởi tác giả nhìn mọi thứ dưới cái nhìn của một đứa trẻ.
Hơi ngoài lề một chút nhưng tôi nghĩ Nguyễn Ngọc Thuần mới là tác giả tuyệt nhất khi viết cho thiếu nhi. Đọc tác phẩm của ông ai cũng như thấy một thế giới tuổi thơ của riêng mình. Ngay trong "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" cũng nói: :Mỗi người lớn đều cũng từng là đứa trẻ." Nó đẹp, dung dị, gần gũi, thân quen, kể cả khi miêu tả về những nỗi buồn, những cái chết cũng rất buồn nhưng cũng rất trẻ thơ.
Giọng văn, cái chất trẻ thơ của Nguyễn Ngọc Thuần khác hẳn Nguyễn Nhật Ánh. Có rất nhiều người thích Nguyễn Nhật Ánh, bạn bè tôi cũng không ngoại lệ, tuy nhiên có những tác phẩm của ông tôi đọc và phải bỏ dở. Bởi văn phong, bởi cách sống, các nhân vật trong truyện của ông không phải là thời thơ ấu của tôi. Mặc dù tôi cũng sinh ra vào những năm 80, độ tuổi mà các nhân vật chính trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường xuất hiện. Có lẽ vì cái văn hóa vùng miền, vì lối sống miền nam khi đó và miền bắc quá khác nhau nên tôi không cảm nhận được. Nhưng văn Nguyễn Ngọc Thuần thì khác. Một tác giả quê Bình Thuận nhưng truyện của ông nhẹ nhàng, dung dị như cho chính tôi, cũng thằng Tít, con Phượng, chú Hùng, cô Hồng, cũng những đôi guốc xanh, đỏ, cũng lũy tre làng, những cánh đồng mà người nông dân cả đời gắn bó và luôn tự hào vì mình chưa bao giờ đi ra khỏi cái nơi mình sinh ra, cũng những chiếc nón tự đan, những con dế trong vỏ diêm.... Mọi thứ gần gũi thân thuộc vô cùng (mặc dù tôi không sinh ra và lớn lên ở làng quê, có lẽ bởi thời đại tôi sống đúng như thế.
Và tôi nghĩ, với cách kể chuyện gần nhưng chung, chuyện của nhân vật "tôi" nhưng là chuyện của rất nhiều người, có lẽ sau này những đứa trẻ lớn lên với thời đại mới cũng cảm thấy gần gũi thân thuộc như vậy.
"Bố tôi vẫn nói, khi một người thương yêu của ta ra đi, cũng giống như chúng ta cắt lìa từng khoảng trời trong trái tim mình. Đó là một khoảng trời rất rộng mà ta hít thở từng ngày."
"Tôi nhớ lời bố nó, khi nhìn theo bóng một con người mà ta không thể quên được, ta sẽ thấy nỗi nhớ của mình."
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một cuốn sách bé bé xinh xinh, và giống như vẻ ngoài của mình, những câu chuyện xung quanh cậu bé nhân vật chính, cậu bé "tôi" cũng nhỏ xinh không kém. Đọc sách ta không khỏi hoài niệm về tuổi thơ của mình, khi ta được mọi người yêu thương, họ không ngại ngùng thể hiện tình thương với ta và ta cũng vậy. Ngày xưa, ta chơi thân với bạn, sẵn sàng chịu bị đánh đòn vì về trễ để sang nhà bạn chơi, để nói với bạn những chuyện tầm phào, để nghe mùi dầu dừa thoảng trên tóc bạn, thứ dầu mà thời trẻ thơ ta ao ước nhưng chẳng khi nào được dùng và để cùng bạn đạp xe rong ruổi đến tất cả những nơi mà ta chưa tới, dù khi lớn lên, ta phát hiện ra rằng nơi đó chỉ cách nhà mình mười mấy phút xe máy, nhưng chẳng sao cả, ta có thể đã quên mặt bạn, quên tên bạn, nhưng cảm giác dịu ngọt, vô tận và diệu kỳ ấy vẫn luôn là một phần ký ức tuyệt đẹp của đời ta. Rồi ngày hôm nay, ta mới nhận thức được rõ ràng, bao nhiêu lãng mạn thiếu thời ta đã có cứ vơi dần, hao mòn dần, để lại một tâm hồn khô cằn, thực dụng, giống như đèn sắp hết pin. Khi so sánh như vậy, ta muốn cho sự lãng mạn của mình nhiều cơ hội, để thay pin mới, để lại tiếp tục toả ra ánh sáng. Và ích lợi của sách, chẳng cần phân tích đâu xa xôi, chính là những lúc thế này đây, sự lãng mạn của tôi được tiếp thêm năng lượng và sự mục ruỗng của tâm hồn bị đẩy lùi. Muốn nói cảm ơn chú Thuần rất nhiều!
"Bố em nói đó là một điều bí mật Cô đừng nói cho ai biết nhá, khi Cô nói ra điều bí mật Cô sẽ quên cái mũi của Cô ngay.... Khi em kể một điều bí mật cho 1 ng biết giữ bí mật thì bí mật vẫn còn.."
" - Cái gì nằm trong mền vậy, có phải là cái bánh xèo không? - Ối trời ơi! Cái bánh của tôi thiu mất!" .............................................. Những câu thoại dễ thương ơi là dễ thương lun, lại còn nghe đúng giọng đọc truyền cảm đúng con bà bảy nữa, Theo văn phong The catcher in the rye thì là: Hay bỏ mẹ ^^ còn theo The litte girl at the window thì: Đằng ấy có biết là đằng ấy viết văn siêu cute luôn ấy. Câu chuyện xoay quanh thằng ku Trí Dũng ngây thơ, rong chơi với đám bạn rồi bắt nạt nhỏ mồ côi các thứ... cái kiểu cà riềng cả tỏi nhưng đúng hay thật, ít khi đọc tác phẩm Việt mà văn phong vui và dễ thương vậy á. Khóc, đúng là khóc thật luôn, đoạn thằng Tí mất. ôi dời ơi, buồn ơi là rầu... huhu Mà thật không thích là kết truyện ông Bố đi sửa truyện các thứ... Damn it thật buồn thì buồn rồiiiii, mình thật k thích sửa tí nào, để vậy mình vẫn thích hơn. à có đoạn này hay nè. " Bởi đơn giản, chúng là một mảnh vườn phải được cày xới và chăm bón. Chúng cần phải ra hoa và sinh sôi. Chúng là tất cả những gì mà người già hy vọng… the end.
Đọc những dòng văn giản dị qua lời kể của cậu bé 10 tuổi khiến người ta nhớ về tuổi thơ, nhớ lại mình đã từng là một đứa trẻ ra sao và có những suy nghĩ ngây ngô, giản đơn như thế nào, để rồi sau đó gật gù ước chi giờ mình cũng suy nghĩ giản đơn được như thế. Giản đơn nhưng không hời hợt, vì suy cho cùng những băn khoăn nhỏ nhặt ấy xuất phát từ chính tình thương mến thương cơ mà?
Có điều cuộc sống của cậu bé trong truyện có cái gì đó không thật. Nó lung linh quá. Không hiểu sao đọc truyện lúc nào mình cũng có cảm giác hơi bồng bềnh. Dường như Nguyễn Ngọc Thuần đã xây nên cho cậu bé một thế giới riêng đẹp đẽ, trong đó cậu sống trong một gia đình hạnh phúc với một ông bố và bà mẹ tuyệt vời, bao quanh bởi những người hàng xóm và những thằng bạn cũng tuyệt vời không kém vậy.
Dù sao thì, khi gấp cuốn sách lại, hẳn nhiều người cũng sẽ muốn thử tự mình một lần "nhìn" thế giới khi "vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ". =)
Dễ thương quá, ngọt ngào quá, đáng yêu quá !!! Đó là cái hiện thực vẫn luôn thường trực xung quanh nhưng mình lại không lưu tâm hay ghi nhớ về nó một cách ấn tượng đến nhường này. Từng câu chuyện đi kèm là một bài học sâu sắc, nhưng được dẫn lại dưới lời của một cậu bé khiến nó trở nên dung dị, sáng rõ bất ngờ. Yêu cả cái cách tác giả dùng những câu văn ngắn, gọn, rất phù hợp với giọng kể của một chú bé 10 tuổi.
Mọi thứ qua câu chuyện của Nguyễn Ngọc Thuần cứ trong veo như đôi mắt trẻ thơ. Những câu chuyện trẻ con mà cuốn hút từ đầu đến cuối với tràn ngập cảm xúc. Thứ cảm xúc mà lâu lâu mới thấy trong các tác phẩm viết cho trẻ con, kể từ cái thời "Totochan cô bé ngồi bên cửa sổ" và "Hoàng Từ Bé". Nó xứng đáng có được một vị trí quan trọng trong nền văn học thiếu nhi của Việt Nam. Tin chắc chắn là như thế.
Five years ago, I read this book in Vietnamese and felt in love with the stories. This year, I found the English copy of it and read it again in English. The impression is still fresh like I'm reading it for the first time. Of course there were more subtle humors and emotional connotations in the Vietnamese version. After all, this is the original language of the book. But the English translation does not lose the stories' meanings and I still find myself enjoy every page of it.
On this second read, the stories come back with way more values that I failed to recognize before. I am in awe with the ways village folks care for each other. They can just drop whatever they're doing to take care of a neighbor in need. They can gather around a sad person to share and help her bare the emotional suffering. At the same time, the innocence of the kids are so precious to the grown-ups and the whole village's happiness is sustained by them. Tragedies of the adults are turned into the most valuable lessons for kids on love, compassion, and what it really means to be neighbors. In this, the village's best assets are not the material wealth or cash, their best assets are the fields and the people, especially the kids. They grow up understanding their world with all their five senses working. Everyone contributes his or her share to a kid's development in the most honest way there is. It's a genuine sense of community, so pure and lucid that I feel tears in my eyes.
On a side note, the English version still has some little typos here and there, but I manage to ignore them and they don't deteriorate the content of this book too much.
Mỗi mùa hè đến là mình lại nhớ da diết cái tuổi thơ của mình. Ngày xưa trẻ con làm gì có tivi to đẹp, làm gì có điện thoại ipad như bây giờ. Chúng mình cả có cám dỗ gì, chả có nhiều bài tập như trẻ con bây giờ, cũng chả có nhiều cái sướng như bây giờ, nên cứ được nghỉ chúng mình rủ nhau ra ngõ chơi đủ trò với nhau, nghĩ ra đủ các món ăn tinh thần, đi lang thang khắp các ngõ bên, ra đến hồ cùng "đi tập thể dục cho giống người lớn", và cùng vun vén lấp đầy cái thời thơ ấu của nhau. Và mình thấy đó là một điều quá may mắn đối với bản thân và các bạn cùng lứa tuổi trong xóm. Giờ lớn mất rồi, nhiều công việc, nhiều bộn bề lo âu, nhiều lúc nhớ về những ngày bé được rong chơi, vô tư, những ngày đẹp nhất cuộc đời mình.
Mình luôn tìm kiếm những cuốn sách có thể kéo mình trở lại những tháng ngày ấy, vì thế mình mê mệt sách của bác Nguyễn Nhật Ánh. Và giờ mình đã tìm được cuốn sách nhỏ bé này, cuốn sách chứa đựng vùng trời riêng, nỗi niềm riêng của mình. Vui có, buồn có, nhiều cảm xúc và quá nhiều kỉ niệm. Một cuốn sách trong vắt, mang lại những phút giây bình yên cho chúng ta những lúc quá mệt mỏi với cuộc sống hiện đại. Và mình tin, tuy đây là sách dành cho thiếu nhi, nhưng người lớn sẽ cần đến em nó và yêu em nó nhiều hơn là những em nhỏ đấy 😉 Trở về tuổi thơ thôi nào ❤
Chỉ từ những điều rất nhỏ mọn, những hình ảnh gần gũi, những âm thanh quen thuộc nhất của cuộc sống, dưới tâm hồn của một đứa trẻ ngây thơ và tinh nghịch, tác giả lại có thể làm lòng mình ngập tràn cảm xúc...
Thật hạnh phúc khi cuộc sống đầy dẫy trái ngang mà chỉ cần đọc một quyển sách lại khiến cho lòng mình nhẹ nhàng đến vậy.
P/s: Vẫn chưa tìm được quyển cùng thể loại nào ưng hơn quyển này, cũng một phần vì mình dành sự ưu ái đặc biệt đến ku cậu nhân vật chính, like tác giả một cái vì điều này! hehe :)_)
Sách được vài trang viết khá ổn, chắc nhưng tổng quan thì hơi lê thê, dông dài.
So với nhiều tác giả Việt Nam khác thì Nguyễn Ngọc Thuần có cách tư duy khá hiện đại, dù còn cách xa so với văn học thiếu nhi trên thế giới.
Tiếc là trên nền móng tư tưởng mới đó thì cách xây dựng nhân vật và cốt truyện lại khá nông, chưa gây được sự thu hút.
Và tiếc nữa là từ lúc quyển sách này ra mắt đến nay đã 10 năm mà văn học thiếu nhi Việt Nam vẫn loanh quanh tại đó mà không có bước tiến nào tiếp theo cả.
Đẹp quá Tác phẩm thật sự rất tuyệt vời. Từ cách kể chuyện, cốt truyện cho đến cái kết đều khiến tôi thấy viên mãn, thấy yêu cả đất nước này, và cả những đứa trẻ. Mặc dù có một số lấn cấn khi nói về chuyện làm mẹ của phụ nữ, nhưng có lẽ nó thuộc về sự khác biệt thế hệ, khi thế hệ tôi đã có quá nhiều sự thay đổi với thế hệ trước, và điều đó không thể làm lu mờ cái đẹp này. Cậu bé Dũng 10 tuổi, từ ngày hôm nay sẽ yên vị trong danh sách tôi có thể giới thiệu với những ng bạn nhỏ của mình.
Một cuốn sách vô cùng cảm động, lại đáng yêu một cách giản dị. Nguyễn Ngọc Thuần, với cách viết nhẹ nhàng, dí dỏm, đã dắt chúng ta đến một khung trời bé nhỏ, một tuổi thơ ngập tràn thương yêu của mình, có vui buồn, tiếc nuối, có những giọt nước mắt, những khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết, và cuối cùng là những yêu dấu vô cùng tận.
Đây là một quyển sách thật sự nên đọc, không đơn thuần cho những đứa trẻ, mà là cho cả những người lớn đã từng một thời trẻ dại. Không phải ngẫu nhiên mà Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ được tái bản lại rất nhiều lần, trong suốt 18 năm qua. Another review: https://www.facebook.com/ypansysblog/...
Tôi đã phải thốt lên:"Đây rồi, cây kem chanh đá 500đ của tuổi thơ tôi." Mát lạnh, sảng khoai, hồn nhiên nhưng không kém phần ngọt ngào. Duy nhất chỉ có một điều trớ trêu rằng chương "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" lại không để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc bằng các phần còn lại.
Quyển sách vừa ngọt lại vừa thơm - cái ngọt dịu dàng của cây trái và cái thơm nhẹ nhàng của hoa vườn. Thú vị làm sao khi cùng với cậu bé ta được dịp quay về thời ngô ngố lật mở từng cung bậc cảm xúc, từ yêu thương, tự tin, quan tâm, chia sẻ, hối lỗi, nuối tiếc, lo sợ... - những cái chạm đầu tiên của ta với cuộc sống. Những bài học bình dị, thông qua những trang văn trong sáng, giản đơn khiến ta cứ muốn đọc đi đọc lại hoài hoài, như cắn 1 miếng xoài ngọt, ta lại muốn cắn miếng thứ 2, thứ 3. Những câu văn nghe tưởng chừng đơn sơ, mà cứ vang ngân như những âm đàn - rung truyền đi mãi.
Một câu chuyện nhẹ nhàng qua góc nhìn của một đứa trẻ. Những câu chuyện bình dị rất đời thường của một làng quê bé nhỏ.
Từ việc ông Tư cụt tay, chân và đứa bé nhận làm bàn tay phải của ông, chú Hùng bị mất đứa con đầu lòng do đẻ non không qua khỏi rồi đến việc thằng Tí bị rắn độc cắn, những câu chuyện được kể với lời kể rất hồn nhiên và đầy cảm xúc của một đứa trẻ.
Đọc câu chuyện mình như quay lại tuổi thơ, nơi có những niềm vui nỗi buồn mà mình có thể chìm đắm, mình được sống thật với cảm xúc không phải lo toan bộn bề cuộc sống.
Một câu chuyện nhẹ nhàng như chính cái tên của nó vậy.
1. Trong trí nhớ của mình thì mình đã từng đọc cuốn này rồi. Chắc chắn là mượn được về từ thư viện, nhưng hồi lớp mấy hay ấn tượng về nó thế nào thì đã hoàn toàn quên mất.
2. Đọc phần đầu của cuốn này không thể nào không liên tưởng đến Hoa vàng cỏ xanh của NNA, thậm chí mình tin chắc phần nào bác Ánh có học theo cái lối viết này nữa (còn tác giả NNT có học ai không thì mình chịu)
3. Một áng văn trẻ thơ trong trẻo và đượm buồn. Buồn nhiều hơn hẳn những gì mình nghĩ. Nhìn chung mình vẫn cảm nhận thấy có chút gì đó hơi bị triết lý và người lớn quá cho một tác phẩm thiếu nhi, nhưng tác giả biết cách giấu sự sâu xa đó vào trong những câu văn đơn giản và những câu chuyện, cách so sánh mộc mạc một cách rất tài tình.
4. Cái tuổi thơ quê nghèo này, vốn hoàn toàn không phải những gì mình trải qua nhưng vẫn phần nào cảm nhận, liên tưởng được. Nhưng còn lớp đọc giả thiếu nhi ngày nay thì thế nào? Đọc chuyện này hay các tác phẩm của bác Ánh gần đây đều có những suy nghĩ như vậy, cảm giác chúng đang dần rời xa cái định nghĩa văn học thiếu nhi của chúng đi rồi...
I read this book a few years ago in Vietnamese, and read the English version today in one go. I guess having become somewhat more experienced than I was the first time I read this book has enabled me to understand and empathise with the character more. The book is still beautiful and sweet and the world portrayed is still full of wonder, but the depth turns out to be much more influential for me.
The translation is good enough. I can still see the childish and innocent child that Nguyen Ngoc Thuan wanted to depict.
4.2 stars
Truyện vẫn hay, vẫn ngọt, và cảnh thì vẫn bàng bạc hiện lên trong trẻo và mộc mạc như vậy. Chú bé Cường vẫn hồn nhiên và ngây thơ, nhưng câu chuyện lại trở nên sâu sắc và tinh tế hơn nhiều so với lần đầu tôi đọc quyển truyện này vài năm về trước.
Phần dịch tiếng Anh khá sát, nét tinh nghịch được truyền tải khá đầy đủ.